TƯ VẤN QUY CHẾ TÀI CHÍNH THUẾ TẠI DỊCH VỤ TƯ VẤN TRỌNG ĐỨC
Quy chế quản lý tài chính kế toán là sự thể hiện những quy định cụ thể về tài chính và kế toán của doanh nghiệp, đây là quy chế nằm trong hệ thống quy chế của chúng tôi đang cung cấp cho các khách hàng
Cơ sở pháp lý
Quy chế quản lý tài chính kế toán của Dịch Vụ Tư Vấn Trọng Đức cung cấp các cơ sở pháp lý dựa trên các văn bản sau:
- Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn ban hành
- Luật kế toán do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Quyết định số 1141/QĐ-CĐKT của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành “ Chế độ kế toán doanh nghiệp” ngày 01/11/1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Các luật thuế hiện hành
Quy chế tài chính
Quy chế quản lý tài chính kế toán còn căn cứ vào những yếu tố nội tại của doanh nghiệp:
- Điều lệ của doanh nghiệp;
- Quy chế tổ chức quản lý và quan hệ điều hành của doanh nghiệp;
- Nghành nghề và lĩnh vực kinh doanh cụ thể và các yếu tố đặc thù của mỗi doanh nghiệp;
Nội dung chính trong quy chế tài chính của doanh nghiệp
1. Quy định về vốn và tài sản
1.1 Vốn của công ty là phần vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Vốn điều lệ; Vốn huy động; Vốn tiếp nhận; Vốn vay; Vốn tích lũy; Vốn khác
1.2 Tài sản: Gồm tài sản cố định và tài sản lưu động
2. Nguyên tắc quản trị trong công ty
2.1 Ban giám đốc điều hành Công ty xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu, doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu cuối cùng là hiệu quả doanh nghiệp.
2.2 Các cấp quản trị đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc phải tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh, bảo đảm các chi phí này được trang trải bằng doanh thu đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả.
2.3 Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong phạm vi ra quyết định của mình.
3. Quản trị về chi phí giá thành sản phẩm
3.1 Chi phí của Công ty bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động sản xuất khác.
- Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm:
a. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực: (gọi tắt là chi phí vật tư). Chi phí này được quản lý trên cơ sở: mức tiêu hao vật tư và giá vật tư.
+ Mức tiêu hao vật tư:
* Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt hệ thống định mức tiêu hao vật tư đối với từng nghành hàng cụ thể và cần thiết.
* Các cấp quản trị của Công ty phải lập kế hoạch tổ chức, kiểm tra và cải tiến các khâu: dự trữ, cung ứng, sử dụng và xác định vật tư, việc quyết toán, đối chiếu vật tư sử dụng với định mức tiêu hao phải được thực hiện định mức tùy theo quy trình sản xuất kinh doanh.
+ Giá vật tư:
* Các cấp quản trị của Công ty phải bảo đảm giá vật tư mua vào là giá thực tế của thị trường trên cơ sở hai yếu tố: chất lượng và hợp lý.
b. Các chi phí phân bổ dần: Các chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh phải được tập hợp và phân bổ theo đúng tính chất và đặc điểm, không phân bổ tràn lan hoặc trao lại tùy tiện gây ra tình hình lỗ giả hoặc lời giả.
c. Chi phí kế hoạch tài sản cố định: áp dụng mức khấu hao theo quy định hiện hành có tính đến yếu tố hoàn vốn và tái đầu tư.
d. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
* Giám đốc Công ty phê duyệt định mức quỹ lương, đơn giá tiền lương và định biên lao động.
* Chi phí này phải được quản trị chặt chẽ và không ngừng cải tiến định mức để phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, trở thành đòn bẩy kinh tế thực sự đối với người lao động.
e. Chi phí Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế và kinh phí Công Đoàn: thực hiện theo quy định hiện hành của luật pháp.
f. Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
* Các cấp quản trị phải lập dự toán theo đúng thủ tục ban hành và được cấp quản trị cao hơn có thẩm quyền duyệt trước khi thực hiện.
* Các cấp quản trị phải kiểm soát các chi phí này trên cơ sở: hợp lý, tiết kiệm và chất lượng.
- Chi phí hoạt động khác: bao gồm chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường được quản trị theo quy định hiện hành của luật pháp.
3.2. Tính giá thành sản phẩm:
* Toàn bộ các khoản chi phí phát sinh phải được kết chuyển cho sản phẩm, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong năm tài chính để xác định hiệu quả kinh doanh sản xuất kinh doanh.
* Các cấp quản trị của Công ty phải xây dựng kế hoạch và kiểm tra giá thành trong phạm vi điều hành sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời luôn tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở vẫn đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình.
Tư vấn kế toán
I. Tư vấn giải đáp những thắc mắc về các loại thuế hiện hành:
- Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài
II. Tư vấn về các vấn đề kê khai nộp thuế của doanh nghiệp:
1. Hướng dẫn kê khai báo cáo thuế hàng tháng
2. Hoàn chỉnh sổ sách kế toán
3. Quyết toán năm, kiểm toán
4. Các trường hợp miễn giảm và hoàn thuế cho doanh nghiệp
5. Hướng dẫn lập hóa đơn, chứng từ
III. Tư vấn thực hiện dịch vụ - Thiết lập hồ sơ thuế ban đầu:
1. Tư vấn, soạn hồ sơ theo mẫu của cơ quan thuế.
2. Đứng tên kế toán trưởng, đăng ký các hình thức kế toán.
3. Tiếp xúc, giải trình hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế.
IV. Tư vấn thực hiện dịch vụ - Báo cáo thuế hàng tháng:
1. Báo cáo hóa đơn chứng từ mua vào, bán ra, cân đối chứng từ mua vào, bán ra
2. Lập báo cáo thuế hàng tháng bằng phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp có mã vạch hai chiều
3. In báo cáo thuế (duyệt).
4. Lập và nộp báo cáo thống kê
5. Hoàn chỉnh các loại sổ sách theo quy định hiện hành
6. Cử người trực tiếp làm việc với cơ quan thuế.
7. Thường xuyên tư vấn những vấn đề về thuế và các vấn đề liên quan khác.
V. Tư vấn thực hiện dịch vụ - hoàn chỉnh sổ sách kế toán thuế và Quyết toán năm:
1. Hạch toán và hoàn chỉnh sổ sách kế toán bằng phần mềm kế toán
2. Báo cáo xuất nhập tồn kho, vật tư, hàng hóa, sản phẩm
3. Khấu hao tài sản cố định năm. Lập bảng lương
4. Bảng cân đối tài khoản, số dư tài khoản
5. Bảng cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh tháng/ quý/ năm
6. Báo cáo lưu chuyển tiền ( trực tiếp – gián tiếp)
7. Lập báo cáo tài chính cuối năm – Quyết toán thuế TNDN
8. Kiểm tra lại công tác kê khai thuế, quyết toán của thời gian trước.
9. Giải quyết vướng mắc phát sinh, rà soát, sắp xếp lại chứng từ lưu trữ tại công ty;
10. Thực hiện quyết toán, báo cáo tài chính cuối năm gởi các cơ quan chức năng.
Bạn đang muốn đi xuất khẩu lao động nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Có quá nhiều câu hỏi cần được giải đáp? Để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn