Theo đó, tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc năm 2023 = tỷ lệ đóng (32%) x tiền lương đóng bắt buộc.
Trong đó, theo điều 89 luật BHXH năm 2014, đối với người lao động hưởng lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (mức lương dùng để tính đóng BHXH),bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm là mức lương cơ sở.
Đối với người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương đóng gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo quy định, từ ngày 1.10.2022, đối với người lao động trong nước, mức đóng bảo hiểm là 32%
Trong đó, người sử dụng lao động đóng 21,5% (cụ thể là 14% vào chế độ hưu trí, 3% chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, 1% vào bảo hiểm thất nghiệp và 3% bảo hiểm y tế).
Còn người lao động đóng 10,5% (cụ thể gồm 8% vào hưu trí, 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% bảo hiểm y tế) và người sử dụng lao động sẽ khấu trừ vào lương số đóng trên để đóng cho Bảo hiểm xã hội trước khi chi trả lương cho người lao động
Đối với lao động người nước ngoài, mức đóng bảo hiểm là 30%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 20,5% (cụ thể là 14% vào chế độ hưu trí, 3% chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và 3% bảo hiểm y tế). Còn người lao động đóng 9,5% (cụ thể gồm 8% vào hưu trí và 1,5% bảo hiểm y tế).
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì nếu đủ điều kiện, cần có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB-XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.
Căn cứ điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế
Căn cứ các công thức trên thì cá nhân chỉ phải nộp thuế khi có thu nhập tính thuế. Để xác định chính xác mình có phải nộp thuế hay không và nộp bao nhiêu thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công tính tuần tự theo các bước:
Bước 1: Tính tổng thu nhập
Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
- Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức
Bước 6: Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo công thức
Như vậy, đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Trước tiên, phải nhìn nhận chính sách giảm thuế GTGT của Nghị định 15/2022/NĐ-CP là một trong các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Vì vậy, chính sách giảm thuế GTGT của Nghị định 15/2022/NĐ-CP là một chính sách vĩ mô điều tiết chung cả nền kinh tế nhằm mục tiêu “tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân” và các mục tiêu vĩ mô khác chứ không hẳn là hỗ trợ doanh nghiệp hay một vài lĩnh vực đang gặp khó khăn thuần túy.
Thuế GTGT là thuế gián thu, tức là người nộp thuế (nhà thầu) không phải là người chịu thuế (chủ đầu tư). Điều này có nghĩa là thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản (kết quả kinh doanh) nhà thầu.
Hiểu một cách cụ thể hơn thì thuế GTGT do người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nộp cho Nhà nước. Nhưng người chịu thuế là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng.
Nên thuế GTGT nói chung và trong hoạt động xây dựng nói riêng có tính chất trung lập về kinh tế. Nên khi điều chỉnh giảm thuế GTGT thì Người hưởng lợi trực tiếp là Chủ đầu tư (nếu là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng: Ví dụ như Chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước).
Nên đối với hoạt động quản lý xây dựng nói chung và quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng, chúng ta phải chủ động nghiên cứu, đối chiếu và áp dụng cho phù hợp và linh hoạt với các quy định hiện hành (đầu tư, đấu thầu, xây dựng…),chứ không thể trông chờ các bộ ban ngành “cầm tay chỉ việc” đối với từng vấn đề, đến từng ngõ ngách trong cả nền kinh tế vĩ mô được
Hiện nay, có rất nhiều người đang thắc mắc việc kinh doanh hộ gia đình có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Theo quy định của pháp luật, kinh doanh là hoạt động “thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Tuy nhiên không phải hoạt động sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ nào sinh lợi đều phải đăng ký kinh doanh nhất là hoạt động kinh doanh của hộ gia đình.
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang băn khoăn, thắc mắc khi đến ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng lại trùng với ngày nghỉ, lễ thì phải làm thế nào và thời hạn nộp là bao lâu? Doanh nghiệp có bị trễ hạn nộp hay không? DỊCH VỤ TƯ VẤN TRỌNG ĐỨC xin phép chia sẻ các thông tin về vấn đề này tới NGƯỜI NỘP THUẾ
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn được kỳ vọng sẽ tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính thuế nhằm chống thất thu, giảm nợ thuế, đồng thời thu đúng, đủ kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Nghị định cũng khắc phục triệt để những tồn tại hạn chế, bất cập của các quy định về xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn hiện hành, qua đó đảm bảo tính công khai minh bạch, thống nhất, công bằng trong áp dụng pháp luật, đảm bảo đồng bộ trong nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Bạn đang muốn đi xuất khẩu lao động nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Có quá nhiều câu hỏi cần được giải đáp? Để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn